Tên miền hay còn được gọi là “domain name” được hiểu đơn giản là một địa chỉ để xác định danh tính trực tuyến của bạn trên mạng Internet, và mỗi trang website sẽ có một địa chỉ riêng. Tương ứng với mỗi địa chỉ tên miền bằng chữ này sẽ tương ứng với một địa chỉ IP dạng số. Khi một công ty (hoặc một người) mua một tên miền, họ có thể chỉ định server nào mà tên miền trỏ tới.
Tên miền sẽ được quản lý và đăng ký và giám sát bởi tổ chức ICANN (Internet Corporation for Assigned Names and Numbers).
Một website có 2 thành phần là web server và domain name để có thể hoạt động bình thường:
- Web server là một máy tính chứa file và database tạo nên website của bạn. Rồi gửi nó đi ra internet mỗi khi có người truy cập vào site của bạn từ máy chủ họ.
- Domain name là tên mọi người gõ lên trình duyệt, sau đó vì tên miền đã trỏ về địa chỉ web server, nên trình duyệt có thể gửi yêu cầu truy cập web server đó. Nếu không có tên miền, mọi người phải nhớ chính xác địa chỉ IP của server mỗi khi truy cập – việc này thì khó có thể xảy ra.
Tên miền là đường tắt đi đến server host website của bạn. Tên miền được xem như một địa chỉ nhà và chỉ dẫn mọi người cách tìm thấy bạn trên Internet. Chính vì vậy thanh trên đầu trình duyệt web còn được gọi là thanh địa chỉ, và đây là nơi mà bạn nhập tên miền để truy cập vào website.
Web hosting chứa website của bạn giống như một tòa nhà. Khi bạn tạo một website, bạn đặt tên miền để trỏ đến máy chủ để khi mọi người muốn tìm website của bạn thì họ có thể nhập tên miền và nó sẽ đưa họ đến đó. Nếu không có tên miền, khách truy cập sẽ phải nhập địa chỉ IP của máy chủ rất khó nhớ.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại tên miền để phục vụ cho các nhu cầu khác nhau của người dùng. Dù có nhiều loại tên miền khác nhau nhưng nhìn chung, các loại tên miền hiện nay đều có một điểm chung là được chia thành 2 phần là tên và phần mở rộng cấp cao.
Cùng với hai phần chính này, tên miền cũng có rất nhiều phần mở rộng tên miền cấp cao từ mã quốc gia (như .vn, .de,…) và các mã cụ thể cho từng ngành (như .gov, .edu,…). Tuy vậy, .com vẫn là tên miền đang giữ ưu thế trên Internet. Theo thống kê, có hơn 46.5% website sử dụng tên miền .com.
TLD là viết tắt của Top-level domain. Đây là phần mở rộng sau dấu chấm cuối cùng của domain name. Ví dụ như .com, .gov và .org. Như bạn đã quen thuộc, bạn không thể tìm thấy website nào không có TLD. Và mỗi tên miền thường được tạo thành từ một tên và TLD.
Tên miền .com được hầu hết mọi người sử dụng. Các TLD khác bao gồm org (organisation – tổ chức), .edu (education – giáo dục) và .gov (government – chính phủ), .net, .info, .tv, .biz,…
TLDs có thể được chia thành hai loại khác: các tên miền cấp cao nhất của quốc gia (ccTLDs) và các tên miền cấp cao chung (gTLDs) như ta thường thấy. Nếu bạn có ý định kinh doanh chuyên nghiệp và sử dụng website lâu dài. Hãy luôn chọn gTLD hoặc ccTLD.
gTLDs, tên viết tắt của gTLDs – generic top-level domains, còn được gọi là tên miền cấp cao chung của website. Đây là loại domain name phổ biến nhất, một phần bởi vì nó bao gồm các tên miền .com – có nhiều tên miền hơn tất cả các ccTLDs cộng lại.
Trong lịch sử, các gTLD chính là .com, .org, .net, .edu, .gov và .mil, nhưng số gTLDs hiện có đã được mở rộng và kết quả là hiện có hàng trăm gTLDs khác bao gồm .online, .xyz và .name.
Tên miền cấp cao nhất của quốc gia (ccTLDs – country-code top-level domain) là một loại của TLDs được sử dụng để xác định một quốc gia cụ thể. Nó cho cả người dùng và công cụ tìm kiếm biết rằng website được thiết kế cho khách truy cập từ một khu vực cụ thể.
Ngoài ra, còn có rất nhiều các loại tên miền khác nữa có thể bạn sẽ cần sử dụng chúng.
Tên miền thứ cấp là những tên miền ngay bên dưới TLD.
Subdomains là tên miền mà webmaster sau khi đã mua tên miền có thể tạo ra nhiều subdomain khác nhau để tách biệt các dịch vụ của website ra.
Webmaster có thể trỏ subdomain về một server khác và nó sẽ hoạt động bình thường như một TLD đặc biệt trong các hoàn cảnh như bạn đang chạy một chiến dịch quảng cáo, hoặc các nội dung khác biệt hoàn toàn so với web chính.
Trên đây là toàn bộ kiến thức về tên miền, cách đăng ký cũng như cách transfer tên miền. Hy vọng bài viết này có thể giúp ích hơn cho các bạn. Chúc các bạn thành công!